QNP – Thời gian này, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục triển khai kế hoạch lấy ý kiến từng hộ gia đình vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia góp ý kiến, bày tỏ quan điểm về Dự thảo.
Đang xem: Nhân Dân Tích Cực Tham Gia Đóng Góp Ý Kiến
Tôi thấy rằng, Dự thảo sửa đổi đã làm rõ nội dung quyền con người, quyền công dân, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong trong việc thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên, tại một số điều cần phải quy định cụ thể, rõ ràng hơn cho phù hợp. Cụ thể, Điều 39, nên quy định cụ thể nam, nữ đến độ tuổi nào thì được kết hôn; Khoản 2 điều 15 nên sửa đổi thành: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp luật có quy định”; Khoản 2 điều 29 nên ghi nhận ý kiến, đóng góp xây dựng đất nước của cả các đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Ông Nình Văn Hội, Khe Lục, xã Đại Dực, huyện Tiên Yên: Về Điều 4 trong Dự thảo: Lịch sử đất nước ta đã chứng minh và khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất có đường lối đúng đắn, là Đảng cầm quyền, dẫn dắt cách mạng và nhân dân ta giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đồng thời, nhân dân ta tín nhiệm Đảng, tin tưởng vào sự sáng suốt của Đảng, nguyện theo Đảng để bảo vệ, xây dựng Tổ quốc. Lợi ích của Đảng chính là lợi ích thiêng liêng của Tổ quốc và toàn dân tộc. Vì vậy, tôi đề nghị nội dung trong Điều 4 cần thể hiện rõ vai trò tất yếu, mục đích tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, tại Điều 50 cần quy định cụ thể “Công dân có nghĩa vụ nộp thuế” thay vì “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế”; bổ sung trong Hiến pháp điều khoản về “quyền phúc quyết của nhân dân” đối với Hiến pháp và các việc trọng đại của đất nước.
Bà Vũ Thị Liễu, phường Cẩm Thịnh, TP Cẩm Phả: Đã nhiều lần tham gia góp ý Dự thảo, càng tham gia góp ý, được nghe nhiều phóng sự nói về Dự thảo Hiến pháp năm 1992, tôi càng hiểu được nhiều điều, có cái nhìn tổng quan hơn về Hiến pháp. Trong phần đóng góp ý kiến vào Dự thảo, tôi thấy nhiều ý kiến cho rằng, tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như vậy là thể hiện chính thể, mục tiêu, con đường và bản chất của chế độ mà chúng ta hướng đến.
Xem thêm: Gia Đình Là Số 1 Tập 206
Xem thêm: 8 Cách Làm Trắng Răng Tại Nhà An Toàn Từ Thiên Nhiên, Tiết Kiệm Và Hiệu Quả
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tiếp tục hiến định tên nước ta là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong quá trình góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, vấn đề tên nước cũng đã được đề cập trên một số phương tiện thông tin đại chúng, một số ý kiến đề nghị nên quay trở lại với tên nước là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việc đổi tên nước là vấn đề hệ trọng, liên quan đến lịch sử, văn hóa của một dân tộc cũng như bản chất của chế độ chính trị mà dân tộc đó theo đuổi. Tôi thấy rằng, tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện được mục tiêu cao cả mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, đó là mục tiêu chủ nghĩa xã hội thể hiện để bảo đảm cho độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân, vì vậy nên giữ nguyên tên nước như Hiến pháp hiện hành.
Ông Nguyễn Huy Mùi, Trưởng khu 6A, phường Cẩm Thịnh, TP Cẩm Phả: Tại nơi tôi cư trú, khu phố tôi đã tổ chức triển khai, hướng dẫn và phát phiếu lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đến từng hộ gia đình. Trong phiếu đóng góp ý kiến có ghi rõ ý kiến chung về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ý kiến cụ thể đề nghị sửa đổi, bổ sung về nội dung và kỹ thuật văn bản ở từng khoản, điều, chương của dự thảo mà người dân quan tâm.
Tôi cơ bản thống nhất với Dự thảo, nhưng đề nghị tại khoản 4, Điều 5, Chương I cụm từ “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện” cần bổ sung thêm cụm từ “bền vững”, thành “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện bền vững”; cụm từ “để tất cả các dân tộc thiểu số” sửa thành “để các dân tộc thiểu số”. Điều 21 và Điều 22, Chương II về Quyền con người nên gộp thành một điều cho lô gíc. Điều 27, Chương II, cụm từ “Công dân nam, nữ” thay bằng “Công dân Việt Nam”. Điều 28, Chương II “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp” bổ sung thêm 2 cụm từ “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử trực tiếp và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật”. Điều 42, Chương II và Điều 58, Chương III cần cụ thể hơn nữa…/.