Đóng góp ý kiến cho dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VI: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động các tổ chức cơ sở Đảng

“Nâng cao chất lượng hoạt động các tổ chức cơ sở Đảng và đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng” là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Thực tiễn cho thấy, những thành tựu đã đạt được, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ cơ sở, mà hạt nhân là tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ). Dưới đây là các ý kiến giải pháp nâng cao chất lượng công tác đánh giá; kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng, đảng viên và sinh hoạt chi bộ theo Chỉ thị 10.

Đang xem: đóng góp ý kiến cho đảng viên

*
Thành ủy Vũng Tàu tặng giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ 2010-2015.

Thực hiện nghiêm túc hơn công tác tự phê bình và phê bình

Hiện nay, một số TCCSĐ thực hiện đánh giá đảng viên còn mang tính hình thức, chưa chính xác, còn nể nang. Nguyên nhân chính là công tác phê bình và tự phê bình nói nhiều trong cuộc họp, nhưng không thực hiện nghiêm túc, chưa trở thành ý thức trong mỗi đảng viên (kể cả đảng viên là cán bộ đứng đầu), sợ góp ý cho người, người góp ý lại cho ta (thà rằng dễ người dễ ta), chưa thẳng thắn nêu rõ những khuyết điểm mà toàn nêu ưu điểm. Thậm chí có đảng viên rất nhút nhát, không mạnh dạn, e dè, trong cả năm tham dự sinh hoạt chi bộ chưa tham gia ý kiến nào.

Do đó, TCCSĐ cần thực hiện nghiêm túc hơn công tác tự phê bình và phê bình; mỗi đảng viên phải có ý thức và xem đây là trách nhiệm, tránh việc làm qua loa, hình thức, làm cho có. Trong nội dung sinh hoạt chi bộ theo tinh thần Chỉ thị 10 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ có nội dung thực hiện công tác tự phê bình và phê bình, tham gia ý kiến trong cuộc họp chi bộ. Vì vậy nên quy định rõ nếu trong một năm sinh hoạt, đảng viên không thực hiện tự phê bình và phê bình, không tham gia ý kiến thì xem như chưa hoàn thành nhiệm vụ.

BAN TỔ CHỨC TỈNH ỦY:

Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt chi bộ

Để tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo Chỉ thị 10-CT/TW của Ban Bí thư và khắc phục những hạn chế trong thời gian qua, cấp ủy và trước hết là bí thư chi bộ phải chuẩn bị kỹ nội dung trước khi sinh hoạt chi bộ. Trong đó, nội dung sinh hoạt chi bộ cần tập trung bàn để lãnh đạo giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết thực của cơ quan, chi bộ. Vừa góp phần nâng cao trình độ, nhận thức của đảng viên để hiểu và thực hiện đúng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xác định được trách nhiệm, vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên. Nghị quyết của chi bộ cần xây dựng sát với đặc điểm tình hình, nhiệm vụ chung của cơ quan, có tính khả thi và trong quá trình thực hiện cần được kiểm tra kịp thời.

Xem thêm: Tổng Hợp Lời Chúc Gia Đình Hạnh Phúc, 60+ Câu Nói Hay Về Gia Đình Ý Nghĩa, Đáng Để Đọc

Trong sinh hoạt chi bộ phải giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, cấp ủy cần xác định và chọn những nội dung cụ thể, thiết thực liên quan đến thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ, cơ quan, quyền và nghĩa vụ của đảng viên để đưa ra thảo luận, bàn biện pháp giải quyết; nên đưa ra những gợi ý để tạo điều kiện cho đảng viên tập trung trao đổi, làm rõ. Cấp ủy cần nghiên cứu bố trí về thời gian sinh hoạt cấp ủy, chi bộ hợp lý để đảng viên có sự chuẩn bị nội dung góp ý xây dựng chi bộ tốt hơn.

ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY:

Đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra

Cơ cấu đội ngũ cán bộ kiểm tra phải bảo đảm đồng bộ, có nghiệp vụ chuyên sâu và quá trình tích lũy kinh nghiệm, đủ sức thực hiện các nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định. Cần có cơ chế khuyến khích để tuyển chọn những đảng viên là cán bộ, chuyên viên giỏi tham gia vào công tác kiểm tra Đảng, khắc phục tình trạng hụt hẫng về số lượng và chất lượng. Việc bố trí, sử dụng cán bộ phải hợp lý, phát huy được năng lực và sở trường của cán bộ để có thể khai thác một cách có hiệu quả năng lực trí tuệ và năng lực thực tiễn của cán bộ. Việc lựa chọn, quy hoạch, đào tạo cán bộ phải được tiến hành theo đúng chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước, đúng năng lực của cán bộ và bảo đảm tính kế thừa.

Cấp ủy, tổ chức Đảng phải xem công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là nhiệm vụ của toàn Đảng bộ, được tiến hành ở tất cả tổ chức Đảng và đảng viên hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Không chỉ kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm, mà còn kiểm tra tổ chức Đảng, đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước.

Xem thêm: Hãy Tìm Ví Dụ Về Lực Ma Sát Trượt Trong Đời Sống Và Kĩ Thuật

Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng từng giai đoạn, cấp ủy, Ban Thường vụ cấp ủy và tổ chức Đảng các cấp phải đề ra phương hướng, nhiệm vụ lãnh đạo và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát cụ thể. Chú trọng việc chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức Đảng trực thuộc thực hiện chức năng lãnh đạo công tác kiểm tra và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. Cho ý kiến chỉ đạo, giải quyết kịp thời những vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *